Câu hỏi:
Thưa bác sĩ.
Cháu là nam 18 tuổi. Dạo gần đây cháu có hay bị nổi các nốt mẩn đỏ, rất ngứa và khó chịu. Cháu có đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị viêm da cơ địa dị ứng, tham khảo trên mạng về bệnh này cháu thấy một số triệu chứng khá giống như: mẩn đỏ, ngứa khi ra mồ hôi... nhưng không thấy triệu chứng như da dày, khô hay nổi vết chàm. Cháu có tiểu sử về dị ứng lúc bị ong đốt. Mong bác sĩ tư vấn xem cháu bị bệnh gì? Cách phòng và điều trị như thế nào? Và cần kiêng kị gì không?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn.
Bệnh viêm da dị ứng là triệu chứng của dị ứng ở da, có yếu tố di truyền và đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường. Các triệu chứng khác của cơ địa dị ứng là hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thức ăn…
Bệnh thường hay có sự chuyển từ dạng này sang dạng kia trong cuộc đời. Các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) bình thường không xâm nhập qua được biểu bì, tình huống ở người có những bất thường ở hàng rào của da:
• Các tế bào sừng trở nên kém vững chắc
• Sự mất nước tăng
• Các mô mất tính kín khít
• Hàng rào Hydrolipid trở nên thấm với các dị ứng nguyên làm cho các tác nhân gây dị ứng này thấm được qua biểu bì vào cơ thể và gây nên viêm da của phản ứng dị ứng
• Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm:
- Ngứa, nổi mẩn đỏ
- Hiện tượng khô da và da dày sần sùi xuất hiện khi hiện tượng viêm dị ứng khu trú diễn biến lâu dài ở một vùng da trên cơ thể
- Nhưng thường ở các nếp gấp (cổ, khuỷu tay, gối, nếp gấp dưới mông, dưới tai, hoặc những vùng như mi mắt, quanh miệng, bàn tay)
Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và các test về dị ứng, như test châm, test lẩy da, định lượng IgE huyết thanh... Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng có thể nhầm với một số bệnh ngoài da khác, bạn nên khám thêm ở các bệnh viện lớn có các xét nghiệm test xác định bệnh, nếu đúng là bị viêm da cơ địa dị ứng thì mới có biện pháp điều trị và phòng tránh hạn chế bệnh được.
Cách chữa trị và dự phòng bệnh:
• Có những biện pháp dự phòng để hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích da, thí dụ súc vật nuôi trong nhà, bọ, bụi nhà, thức ăn gây dị ứng, vệ sinh môi trường, xem xét môi trường làm việc lao động...
• Chú ý và thận trọng trong vệ sinh da hàng ngày, chú ý về chất lượng các loại xà phòng, mỹ phẩm đang sử dụng xem có phải là lí do gây bệnh không?
• Trong những đợt kịch phát, ngứa và nổi rất nhiều mụn thì phải chữa trị bằng cách:
- Bôi thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ như: Flucina, Betamethason valerat, Desonnid, Defluprednat, Flucortolon, Cortebios…
- Uống thuốc kháng Histamin: Chopheniramin, Cetirizin,…
- Uống thuốc chống nhiễm khuẩn: nếu các vết ngứa chày xước sưng có mủ hoặc nhiễm trùng gây sốt. Thuốc thường dùng có tác dụng tốt trên các nhiễm trùng ngoài da là: Erythromycine, Azithromycin, Amoxilin…
Chúc bạn mạnh khỏe.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Bình luận
1 - 10/19/2022 16:58:12
555
1 - 10/19/2022 16:58:10
555
1 - 10/19/2022 16:58:09
555
1 - 10/19/2022 16:57:58
555
1 - 10/19/2022 16:57:47
555