Huyết áp cao là một quá trình bệnh lí phổ biến trên thế giới: Theo thống kê gần đây thì có tới 10% dân số bị huyết áp cao.
ở Việt Nam khi huyết áp tối đa trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu trên 90mmHg được coi là cao. Ở Việt Nam tỷ lệ huyết áp cao ở những bệnh nhân tim mạch tại bệnh viện như sau:
Miền Bắc Việt Nam: 12,3% (1962)
Miền Nam Việt Nam: 15,4% (1967)
Dựa theo con số huyết áp người ta phân biệt:
Tăng huyết áp cả tối đa và tối thiểu: Thường gặp nhất
Tăng huyết áp tối đa: Có nhiều ý kiến chưa thống nhất
Tăng huyết áp tối thiểu: Hai khả năng,hoặc số tối đa bị giảm do suy tim trái hoặc số tối thiểu tăng do suy tim phải
Đáng chú ý là: Ở người bình thường, con số tối đa có thể tăng tới 150-170 mmHg từ 50 tuổi trở lên.
Tăng huyết áp là một triệu chứng của nhiều bệnh. Nhưng có thể là một bệnh, bệnh tăng huyết áp, nếu không tìm thấy nguyên nhân. Theo một vài liệu pháp:
- 40% tăng huyết áp có triệu chứng (có nguyên nhân)
- 60% tăng huyết áp bệnh (không thấy nguyên nhân)
Tìm ra nguyên nhân tăng huyết áp là một vấn đề rất khó khăn. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp đã được bàn cãi trên 100 năm nay mà vẫn chưa rõ ràng.
- Tăng huyết áp triệu chứng:
Ngững nguyên nhân thường gặp là: Bệnh thận, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết.
a/. Huyết áp cao do bệnh thận:
Đã từ lâu, trên lâm sàng người ta nhận thấy một số bệnh thận (viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn, viêm kẽ, hẹp động mạch thận…) hay có huyết áp cao kèm theo.
Trên thực nghiệm, người ta đã gây được huyết áp cao bằng cách làm hẹp động mạch thận cả 2 bên.
Hiện nay, người ta đã chứng minh được cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp do thận : Khi thận thiếu máu, renin được tiết ra nhiều sẽ làm tăng angiotensin II trong máu và gây bệnh tăng huyết áp cao.
Gần đây, người ta nhận thấy có sự liên quan giữa tiết renin và aldostensin, do đó tăng tái hấp thu Na+ làm thay đổi tính chất của màng tế bào, gây tăng tính kích thích của cơ trơn và làm tăng huyết áp.
b. Huyết áp cao do rối loạn chuyển hóa: Trong lâm sàng, đã từ lâu người ta nhận thấy huyết áp cao hay gặp ở những người cao tuổi dễ bị xơ vữa động mạch. Trong bệnh này, cholestreol ứ đọng trong lớp dưới nội mô động mạch chủ, các động mạch lớn , động mạch vành, động mạch não…
Ngay từ N. N. Anhicop đã nêu vai trò chủ yếu của cholesterol trong bệnh sinh xơ vữa động mạch: Trong thực nghiệm cho động vật (chó, thỏ, gà..) ăn nhiều cholesterol thấy có thể gây xơ vữa động mạch. Người ta nhận thấy cholesterol máu tăng dần với tuổi, song song với tỷ lệ mắc xơ vữa động mạch. Trong các đọng vật có vú thấy tăng huyết áp hay gặp ở người hơn là các giống khác, có lẽ vì bình thường ở người đậm độ cholesterol máu (70% trong beta lipoprotein) cao hơn các loài khác (chó 17%, thỏ 47%...) nên dễ lắng đọng ở thành mạch và gây xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, cholesterol máu tăng không phải là nguyên nhân tất yếu và duy nhất của xơ vữa động mạch. Có nhiều trường hợp cholesterol máu tăng song không bị xơ vữa động mạch, trái lại cholesterol máu bình thường song vẫn bị xơ vữa động mạch. Có rất nhiều yếu tố gây ra xơ vữa động mạch chủ yếu là:
+ Tổn thương thành mạch (Trước khi có lắng đọng lipid)
+ Ăn quá nhiều lipid (đặc biệt là cholesterol), lại ít vận động
Rối loạn chuyển hóa lipid do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là trạng thái căng thẳng kéo dài
c/. Huyết áp cao do rối loạn nội tiết
Đã từ lâu, người ta nhận thấy huyết áp tăng trong nhiều bệnh nội tiết, nhất là bệnh tuyến thượng thận. U tủy thượng thận (có tăng tiết adrenalin) gây tăng huyết áp từng cơn hay cố định, trong hội chứng cơ sinh (Cushing), một triệu chứng quan trọng là tăng huyết áp, song cơ chế còn chưa rõ, có lẽ vì có tăng ACTH nên tăng tiết desoxycoctioseron. Trong hội chứng Conn tăng tiết aldosterol tiên phát do u vỏ thượng thận- huyết áp tăng có thể là do nhiều cơ chế.
Ngoài ra, còn thấy aldosteron cũng như desoxycoctioseron có tác dụng trực tiếp lên thành mạch gây tăng huyết áp, có lẽ chúng đã làm tăng tính cảm thụ của mạch ngoại vi đối với những chất gây co mạch như aldrenanin.
- Bệnh tăng huyết áp
Trên đây đề cập tới tăng huyết áp là một triệu chứng của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân gây ra. Song có thể là do một bệnh- bệnh huyết áp cao nguyện phát nếu không tìm thấy nguyên nhân. Có thể do rối loạn thần kinh trung ương làm mất sự điều chỉnh vận mạch. Hệ thống tiểu đọng mạch co lại, gây tăng huyết áp.
Trên lâm sàng, bệnh huyết áp cao hay gặp ở những bệnh nhân phỉa lo nghĩ nhiều, những người lao động trí óc hoặc làm việc ở những nơi nhiều tiếng động. Những nguyên nhân gây rối loạn hoạt động vỏ não như sợ hãi, lo buồn, chấn thương tâm lí, nói chung là những bệnh cảm xúc tâm lí có thể gây huyết áp cao.
Đã từ lâu, người ta đã thấy rõ vai trò rất quan trọng của thần kinh trong điều hòa huyết áp. Trường phái Xô-Việt cho rằng bệnh huyết áp cao là do rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp, tức là võ não, thông qua tầng dưới vỏ và hệ nội tiết, là cơ quan kiểm soát, điều hóa mọi quá trình xảy ra trong cơ thể, đòng thời đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể và ngoại mô. Bình thường vỏ não có tác dụng kiềm chế tầng dưới vỏ. Dưới tác dụng của những kích thích từ trong hay từ bên ngoài tới mà cường độ vượt quá giới hạn chịu đựng của tế bào vỏ não, bấy giwof vỏ não sẽ lâm vào trạng thái ức chế, không còn tác dụng ức chế tầng dưới vỏ và ở đó sẽ phát sinh hưng phấn hỗn loạn, gây ra những hỗn loạn hoạt đọng của nội tạng, đặc biệt là gây tim đập nhanh và co mạch, dẫn tới tăng huyết áp.
Huyết áp cao do rối loạn thần kinh một khi đã hình thành có thể ảnh hưởng đến thận, gây thiếu máu, tăng tiết renin, do đó huyết áp càng tăng, tạo ra vòng xoáy ốc bệnh lí.
- Những hậu quả của tăng huyết áp
Huyết áp cao là do co mạch, cho nên các triệu chứng là do các cơ quan bị thiếu máu gây ra. Thường thấy nhức đầu, chóng mặt, trí nhớ kém, không tập trung tư tưởng, tính tình thay đổi, ngủ ít, mắt kém-đôi khi có cảm giác tê dại, cảm giác kiến bò ở chân tay…
Huyết áp cao có thể gây ra một số triệu chứng huyết áp cao tăng sức cản ngoại vi, buộc tim trái phải tăng co bóp, dần dần phì đại rồi suy tim trái. Các mạch máu bị xơ nên dễ vỡ, nguy nhiểm nhất là nhồi máu cơ tim và chảy máu não, những biến chứng này hay gặp ở những người cao tuổi có huyết áp cao.