Kháng sinh
Một số khái niệm cơ bản
- Khi cơ thể đang bị vi sinh vật gây bệnh ( vi khuẩn, virus, nấm... ) tấn công mạnh thì cần sử dụng ngay các biện pháp để ngăn chặn sự nhân lên của chúng, một phương pháp hiệu quả là sử dụng chất kháng sinh thích hợp với liều lượng được thầy thuốc chỉ dẫn.
- Kể từ khi Gerhard Domard ( Đức ) tìm ra sulfonamide vào năm 1932 thì đã mở ra một kỷ nguyên hiện đại của hóa trị liệu kháng khuẩn, và "thời kỳ vàng son" của kháng sinh bắt đầu từ khi Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey sản xuất ra penicillin từ nấm Penicillium chrysogenum ( tên cũ P.chrysogenum ) để dùng trong lâm sàng ( 1941 ). Khi đó người ta định nghĩa "Kháng sinh là chất do vi nấm hoặc vi khuẩn tạo ra, hoặc do bán tổng hợp, tổng hợp, có tác dụng điều trị đặc hiệu với liều thấp, do ức chế một số quá trình sống của vi sinh vật và đơn bào mà không ảnh hưởng tới vật chủ” ( Turpin, Velu 1857 ).
- Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta đã :
+ Có thể tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên : chloramphenicol...
+ Tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh : sulfonamide, quinolone...
+ Chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được tế bào ung thư : actinomycin...
Vì thế định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi : "Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn".
Kháng sinh ( antibiotic ) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp : anti ( chống lại ) và biotic ( sự sống ). Antibiotic có nghĩa là “chống lại sự sống”. Kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Ngày nay con người biết được khoảng 8.000 chất kháng sinh, trong đó khoảng 100 loại được dùng trong y học.
- Khái niệm về phổ kháng khuẩn, kìm khuẩn và diệt khuẩn
+ Do kháng sinh có tác dụng theo cơ chế đặc hiệu nên mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định, gọi là phổ kháng khuẩn của kháng sinh.
+ Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn, gọi là kháng sinh kìm khuẩn; kháng sinh huỷ hoại vĩnh viễn được vi khuẩn gọi là kháng sinh diệt khuẩn. Tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn thường phụ thuộc vào nồng độ theo công thức :
K = |
Nồng độ tối thiểu diệt khuẩn ( MBC ) |
Nồng độ tối thiểu kìm khuẩn ( MIC ) |
Trong đó :
+ MBC : minimum bactericidal concentration.
+ MIC : minimum inhibitory concentration.
Nếu tỷ lệ K » 1 : kháng sinh diệt khuẩn ( bactericidal antibiotics ).
Nếu tỷ lệ K > 4 : kháng sinh kìm khuẩn ( bacteriostatic antibiotics ).
Một số bài viết tham khảo:
http://anminh.bizwebvietnam.net/tong-quan-ve-khang-sinh
http://anminh.bizwebvietnam.net/hieu-benh-de-dung-khang-sinh-dung-cach
http://anminh.bizwebvietnam.net/mot-so-nhom-khang-sinh-quan-trong