Viêm khớp cùng xương chậu

Câu hỏi

Kính chào Bs 
Bác sĩ vui lòng cho cháu vài lời tư vấn về điều trị và tập luyện bệnh viêm khớp cùng xương chậu. Cháu 34 tuổi, nam.
Thời gian gần đây, cháu hay bị đau ở vùng mông. thắt lưng phía dưới
Hôm qua, cháu đi khám bệnh ở khoa cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Các bác sĩ chẩn đoán bị viêm khớp cùng xương chậu, và đã cho đơn thuốc điều trị.

Đơn thuốc bác sĩ điều trị đã cho trong 1 tháng
- fixbest 20 mg 1 viên/1 ngày
-Osomi 2 viên/ ngày chia 2 lần
-Optipan 50mg 2 viên/ngày chia 2 lần
- Erimcan 2 viên/ngày chia 2 lần
- NCCEP 200mg 3 viên/ngày chia 3 lần

Cháu có chứng đau ở mông và chân đồng thời có chứng tê rần ở chân phải
Bác sĩ cho cháu hỏi là bệnh này có trị được dứt điểm hay sẽ diễn tiến mạn tính? Cháu thấy bảo bệnh có thể tiến triển đến bệnh viêm cột sống dính khớp, nếu không được điều trị tốt.

Trước khi cho đơn thuốc, bác sĩ điều trị hỏi cháu có bị viêm niệu đạo vfa tiểu tiện bình thường không?. Cháu tl là rất tốt. Hiện tại, trước và sau khi dùng thuốc kháng sinh, cháu vẫn tiếp tục tiểu tiện bình thường, không có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
Cháu còn một thắc mắc nữa: bệnh viêm khớp cùng xương chậu phải có gây chứng đau tê rần bên chân phải không? Bệnh của cháu thuộc nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính hay chứng bệnh thoái hóa cột sống?. Thực sự, cháu cũng thấy đau cột sống nhiều, tuy không nặng, có lẽ do ngồi làm việc nhiều.
Cháu xin cám ơn bác sĩ ạ.

Trả lời:

Đây là triệu chứng dây thần kinh bị khích thích và chèn ép. Trong những thuốc Cậu đã dùng, chỉ có fixbest là có thể giúp giảm đau. Tôi không hiểu vì sao bác sĩ lại cho Cậu dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh nhiễm trùng.
Fixbest = piroxicam (chống viêm)
Osomin = glucosamine sulfate (chất cấu tạo gân, dây chằng, dịch trong các khớp)
Optipan = Cromoglicic Acid (chống hiện tượng Viêm)
Erimcan = calcium lactate; Calcium gluconate; calcium carbonate; Ergocalciferol (Vitamin D2)
NCCEP = cefpodoxim, một thuốc kháng sinh, chống bệnh nhiễm trùng.

Viêm (inflammation) có hai loại: 1. viêm do khớp xương bị nhiễm vi trùng và 2. loại do thoái hóa khớp xương. Viêm khớp cùng xương chậu (sacroiliitis) là do thoái hóa khớp xương, ít có trường hợp do nhiễm vi trùng. Sacroiliitis thường do chấn thương (té hay tai nạn xe cộ) khiến cho khớp ở giữa xương Thiên và xương hông), leo cầu thang hay đứng một chỗ trong nhiều tiếng đồng hồ. Sacroiliitis có thể gây đau nhức ở thắt lưng, mông và có thể chạy dài xuống chân. Một số trường hợp viêm khớp cùng xương chậu có thể đưa đến bệnh Viêm Cột Sống Dính Khớp (ankylosing spondylitis).

Trong đa số các trường hợp, viêm khớp cùng xươg chậu không gây chứng tê rần. Chứng tê rần thường là do dây thần kinh bị kích thích do chèn ép.

Cậu không bị viêm nhiễm trùng thì không cần dùng đến thước kháng sinh. 

Cậu có thể dùng thuốc chống viêm loại không có steroid trong 1-2 tuần và giảm vận động mạnh. Bệnh cần được theo dõi. Nếu triệu chứng tê rần tiếp diễn thì Cậu nên đến bác sĩ Thần kinh để được khám nghiệm.

Bình luận

1

1 - 10/19/2022 16:42:16

555

1

1 - 10/19/2022 16:42:15

555

1

1 - 10/19/2022 16:42:14

555

1

1 - 10/19/2022 16:42:01

555

1

1 - 10/19/2022 16:41:47

555

Viết bình luận